Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Làm sao trước những yêu cầu không phù hợp của trẻ



Xem hình đúng cỡ ..Một ngày, con gái 5 tuổi của bạn về nhất quyết đòi bố mẹ mua một bộ tóc giả xoăn giống như của bạn mình, mặc dù thấy không cần thiết và cũng không có ý định mua cho con, một số bố mẹ có thể quát mắng, thậm chí buộc tội con là đứa đua đòi, một số khác thì không biết phải làm sao để từ chối những yêu cầu ấy.
Các bố mẹ có con nhỏ chắc hẳn đã không ít lần thấy thấy mình rơi vào những tình huống tương tự. Vậy, bố mẹ phải làm gì trước những tình huống đó.

- Bạn hãy nói “không” của một cách nhẹ nhàng và phải giữ vững lập trường của mình. Thường thì trẻ sẽ không chấp nhận câu trả lời ấy, chúng sẽ ấm ức, buồn bực, giận giữ và khóc lóc; đôi khi những giọt nước mắt của con có thể làm bạn thấy thương và lung lay ý định, nhưng hãy nghĩ nếu bạn chấp nhận yêu cầu, trẻ sẽ coi những phản ứng đó giúp trẻ đạt được mục đích của mình và trẻ có thể áp dụng cho những lần sau. Vì vậy, hãy kiên quyết giữ vững lập trường của mình.

- Một số trẻ biết trong một số tình huống, bố mẹ rất dễ lung lay ý định của mình, như khi nhà có khách, có thêm người lạ, hoặc những chỗ đông người, nên thường không chấp nhận sự từ chối của bố mẹ, trẻ có thể quấy rối để thu hút chú ý của mọi người. Vì vậy, khi giữ vững lập trường, bố mẹ có thể đưa con ra một nơi khác và nói về sự không hài lòng của mình. Hãy cho trẻ chút ít thời gian để suy nghĩ về điều này.

- Một trong cách từ chối yêu cầu của trẻ là phải kèm thêm những lời giải thích lý do từ chối (nên gắn với những gì gần gũi với trẻ), ví dụ: Khi trẻ đòi mẹ phải đưa cho trẻ một đồ chơi mà trẻ thích, mà mẹ thấy đồ chơi đó rất sắc nhọn, không an toàn, vì vậy, mẹ hãy giải thích về tác hại của đồ chơi có thể gây cho con đau, gây xây xước, chảy máu… Khi hiểu được sự không an toàn của đồ chơi, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận sự từ chối đó.

- Có bố mẹ lại có cách khác là thỏa thuận với trẻ: vẫn chấp nhận yêu cầu của trẻ nếu trẻ vẫn đòi hỏi nhưng trẻ sẽ phải mất đi một số quyền lợi mà trẻ yêu thích. Tất nhiên khi “cam kết” đã ký thì cả hai bên đều phải nghiêm túc thực hiện. Như ví dụ trên là bố mẹ có thể mua cho trẻ bộ tóc giả xoăn nhưng trẻ sẽ không được mua tập tranh tô màu mà trẻ thích nữa. Sự thỏa thuận này giúp trẻ biết kiểm soát và điều chỉnh những nhu cầu của mình, đồng thời trẻ sẽ biết cách cho và nhận hợp lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...