Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Những tâm lý tình dục của phụ nữ làm đàn ông đau đầu



Đối với những cặp vợ chồng có cuộc sống tình dục không hòa hợp, đa phần đều do phía nam giới không hiểu và không nắm vững tâm lý tình dục của vợ. Nếu như người chồng có thể hiểu được vợ, kịp thời quan sát tâm lý thì bông hoa tình yêu sẽ nở mãi không tàn.

Tình dục của phụ nữ kêu gọi và chu kỳ của phản ứng tình dục thay đổi chính là nguyên nhân gây nên sự không hoà hợp. Nguyên nhân này chịu ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố tâm lý. Đây chính là một trong những điểm khác nhau giữa người với động vật.
Thông qua điều tra người ta phát hiện ra rằng, nhu cầu tình dục của hai vợ chồng cùng ở với nhau không mạnh bằng nhu cầu của những cặp vợ chồng sống xa nhau hoặc cách nhau một thời gian dài. Khi người chồng thường đi công tác, hơn nữa thời gian lại không nhất định hoặc không có quy luật thì chu kỳ phản ứng tình dục của vợ sẽ có thay đổi rất lớn. Phản ứng kiểu này ngoài sự chịu ảnh hưởng của chu kỳ kích tố trong cơ thể thay đổi, chủ yếu còn chịu ảnh hưởng tâm lý chờ đợi tình dục. Do đó, nhiều phụ nữ có sinh lý quá mức bình thường là do tâm lý chờ đợi dẫn đến "đói khát" tình dục. Khi chồng không thể đáp ứng về nhu cầu thì họ luôn có những biểu hiện như mất ngủ, bất an, dễ bị kích động, hay tức giận, lo lắng, thậm chí còn dẫn đến bệnh lãnh cảm, ảnh hưởng đến quan hệ của hai vợ chồng.
Như vậy nên chú ý những điểm sau đây: Một là sự thân mật giữa hai vợ chồng cũng phải có khoảng cách, mà xa nhau cũng phải có mức độ, để nuôi dưỡng và điều động tâm lý chờ đợi tình dục của vợ. Hai là hai vợ chồng nên chú ý quan sát sự thay đổi chu kỳ tình dục của vợ. Nên phát hiện thấy vợ có nhu cầu thì người chồng nếu có thể hãy cố gắng đáp ứng, vì rốt cuộc thì vợ cũng rất khó có được một lần chủ động tình dục. Ba là người chồng đi công tác thường xuyên nên cố gắng trở về nhà đúng thời hạn, trong chu kỳ tình dục của người vợ, tốt nhất không nên đi công tác xa. Bốn là khi phát hiện vợ mình bực tức do sự phát tác của tâm lý chờ đợi tình dục, người chồng không bao giờ được đối đầu, để tránh nảy sinh hiểu lầm, ảnh hưởng đến tình cảm của hai vợ chồng.
Phụ nữ có tâm lý sợ bệnh tình dục nổi bật hơn đàn ông, biểu hiện thường có hai loại: Một là lo sợ tình dục của mình sẽ bị yếu dần (bệnh lãnh cảm) ảnh hưởng đến tình cảm của hai vợ chồng; Hai là sợ mắc bệnh tình dục, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cùng với sự lưu hành và lan tràn của các căn bệnh tình dục, tâm lý lo sợ của phụ nữ ngày càng rõ rệt. Vì vậy, người chồng ngoài sự quan tâm chăm sóc vợ, nên cố gắng làm giảm bớt các mệt nhọc tâm lý cũng như thể lực của vợ, đem đến cho bà xã tinh lực tình dục và tình yêu. Để tránh cho bạn đời mắc bệnh lãnh cảm, nên yêu thương vợ và đoạn tuyệt với sinh hoạt tình dục bên ngoài. Đương nhiên đề phòng chống bệnh tình dục phát sinh, hai vợ chồng phải cùng nhau học những kiến thức về tình dục, tăng cường ý thức phòng chống.
Có 3 nguyên nhân dẫn đến vợ có tâm lý chán ghét tình dục: Một là, chồng có hình tượng không tốt, đây là nguyên nhân thường gặp; hai là cuộc sống tình dục đơn điệu, không thay đổi; ba là chồng coi nhẹ tỷ trọng của tình dục trong tình yêu.
Cùng với nhịp sống ngày càng nhanh của cuộc sống hiện đại và tăng cường ý thức cạnh tranh, nguyên nhân thứ hai thường gặp nhất. Người chồng do quá quan tâm đến sự nghiệp hoặc hoạt động xã hội quá nhiều, thích giao tiếp nên không quan tâm nhiều đến gia đình vợ; làm cho quan hệ hai vợ chồng ngày càng xa cách, vì thế mà giao lưu tình cảm cũng như sự tìm hiểu giữa hai người cũng theo đó mà giảm sút hay ngừng ngắt, dẫn đến vợ có tâm lý chán ghét tình dục. Là người chồng, bạn hãy cố gắng làm người đàn ông mẫu mực trong sự nghiệp và trong gia đình.
Hiện nay phụ nữ bị thất nghiệp ngày càng nhiều, cho nên trong thâm tâm không tránh nổi áp lực, tâm lý mất cân bằng nên tình dục bị kém. Người đàn ông, ngoài việc cố gắng làm tròn trách nhiệm của người chồng, nên chủ động tích cực hướng dẫn tâm lý để vợ thoát khỏi nỗi buồn. Khi cần thì hãy cố gắng làm hài lòng tình dục của vợ, vì tình dục luôn có hiệu quả "nhất tính giải vạn sầu".
Tâm lý đố kỵ của phụ nữ mạnh hơn đàn ông rất nhiều, nó được sinh sản là do tính ích kỷ. Một khi tâm lý này nảy sinh thì họ thường biểu hiện hay bực tức, giận cá chém thớt, lâu dần tích tụ lại dẫn đến áp lực và bệnh lãnh cảm tình dục, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng. Nhưng người vợ cũng phải để cho chồng có chút không gian. Xã hội phát triển, con người với con người (bao gồm cả quan hệ khác giới) tiếp xúc càng nhiều, đó là điều khó tránh khỏi. Người chồng khi tiếp xúc với người khác giới phải luôn kiểm soát được hành vi của mình, không được vì nhất thời rung động mà vượt qua giới hạn. Cũng cần nói rõ quan hệ hữu nghị này của mình cho vợ biết, để cho vợ hiểu và tin tưởng, tránh dẫn đến hiểu nhầm làm tổn thương tình cảm của cả hai vợ chồng.

Đi tìm nguồn gốc tội ác

Đi tìm nguồn gốc tội ác: Tâm lý sát thủ-góc nhìn của “Bao Công”
Bằng trực quan ai cũng hiểu rằng người phạm tội bột phát ít có sẵn bản chất côn đồ, lưu manh trong người.

Trên bình diện quốc tế, một số nhà tội phạm học dù chỉ quan tâm đến bản thân tội ác nhưng họ vẫn luôn tự đặt ra những câu hỏi về các vụ cướp, các vụ sát nhân, các tội phạm hình sự nghiêm trọng: Tại sao tội ác gia tăng liên tục nhiều năm qua?
Một số nhà tội phạm học khác thì hướng sự chú ý về phản ứng xã hội trước cái ác và họ đưa ra những cái nhìn phê phán đối với sự vận hành của hệ thống cảnh sát quốc gia, của tòa án, nhà tù và các biện pháp trừng phạt.
Nhưng tất cả họ hầu như đều thống nhất: Vấn đề trước hết phải bắt đầu từ khoa học xã hội, tâm lý học và kế tiếp mới là luật học. Các thẩm phán mà chúng tôi gặp cũng đang tiếp cận vấn đề như thế.
Tội phạm dã man vô nhân tính và bạo hành gia đình từ những nguyên nhân không đáng có và bột phát tức thì đang có xu hướng tăng nhanh.
Trong mắt các thẩm phán, những khoảnh khắc dẫn đến hành vi giết người cần phải được nhìn nhận thấu đáo về nhiều mặt, tinh thần luật pháp không chỉ là lạnh lùng trừng phạt...
Môi trường sống hay tâm lý xã hội?
Lý giải cho hiện tượng này ở góc độ tâm lý tội phạm học, thẩm phán Phạm Thao, Chánh án TAND quận 2 (TP.HCM), nói do môi trường sống hiện nay đang xuống cấp. Cụ thể với nhóm tội phạm vị thành niên thì cách giáo dục về tâm lý và tính cách còn thiếu.
Luật sư Cao Minh Triết, Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang, phân tích đây là dạng tội phạm bột phát, là hậu quả kiểu tự cao thái quá, muốn khẳng định cái tôi anh hùng nên sẵn sàng thể hiện. Đôi khi điều kiện sống không tốt lại nảy sinh tâm lý chán đời, hận đời, căm thù số phận, từ đó mà phạm tội. Luật sư Triết còn cho rằng bột phát phạm tội có khi chỉ để che đi khuyết điểm, sự yếu kém của bản thân về một phương diện nào đó. Có thể nó diễn ra với một tâm lý kéo dài hoặc chỉ trong một khoảnh khắc rất ngắn.
Cùng phân tích nhưng ở một góc độ khác, Chánh án TAND tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Tùng và Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trương Xuân Tám nói xuất phát từ tâm lý xã hội. Theo hai ông, tâm lý tội phạm là một dạng của tâm lý xã hội cho nên nó mang mọi đặc điểm và phản ánh xã hội ấy. Xã hội hiện nay phát triển theo hướng đa chiều, phức tạp và có phần của bạo lực gia tăng nên tạo cho nhiều người lệch lạc trong ý thức. Đó là sự đè nén chịu đựng của người phạm tội trước một hiện tượng xã hội. Ví dụ như áp lực phải đỗ đạt của các gia đình sẽ gây ức chế cho người đi thi đại học. Nên khi thi rớt họ sẽ lo sợ và buồn tủi và có thể phạm pháp bất cứ lúc nào. Hay khủng hoảng kinh tế, công nhân thất nghiệp thì trong lúc nhậu mà không đủ tiền trả thì họ có thể dễ dàng giết chết bạn nhậu hoặc chủ quán vì tiền bạc...
Cho nên theo thẩm phán Tùng, xã hội phải tạo ra một hoàn cảnh mở thì mới hạn chế được tội phạm dạng này. Vì hoàn cảnh xã hội sinh ra tính cách con người và tính cách sinh ra hành động cụ thể. Tâm lý xã hội thay đổi cũng khiến tình cảm trong mối quan hệ gia đình bị biến dạng, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình gia tăng.
Bổ sung cho ý này, luật sư Trương Xuân Tám dẫn chứng rằng mình đang tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra một vụ án giết vợ mà người chồng gây án chính là một công an viên. Chỉ vì bà mẹ vợ ép ký vào đơn ly hôn mà người công an này đã rút dao đâm chết vợ mình ngay trước mặt người nhà vợ. Sau đó, anh ta tự đâm mình để tự sát nhưng rất may được ngăn cản kịp thời nên cả người vợ và anh ta đều thoát chết.
Khơi những điều bị khuất lấp


Cuối năm 2008, vụ bé Hảo (Bình Phước) bị mẹ ruột hành hạ dã man nổ ra, dư luận hết sức phẫn nộ. Ngay sau đó, tòa án xét xử và tuyên phạt người mẹ Nguyễn Thị Mỳ hai năm tù giam.
Một lần nữa, dư luận lại dậy sóng vì cho rằng hình phạt đó là quá nhẹ, không phản ánh đúng tính chất dã man của vụ việc. Tuy nhiên, về góc độ tâm lý tội phạm thì chủ tọa phiên tòa này, Phó Chánh án TAND huyện Phước Long Nguyễn Thị Hồng, lại có một cách nhìn nhận khác.
Theo thẩm phán Hồng, hành vi ấy của Mỳ chưa hẳn là dã man như mọi người nghĩ và mức án ấy là hợp lý và có tính nhân đạo theo đúng tinh thần của pháp luật. Có một sự ấu trĩ lớn về nhận thức ngay trong lúc Mỳ thực hiện việc cắt tay chân con mình. Đó là sự thiếu hiểu biết về kiến thức sống và pháp luật. Cạnh đó là tâm lý bức bối vì cuộc sống hiện tại quá khó khăn và ý thức làm cho hả dạ, hả cơn tức. Khi bị bắt giam thì lương tri người mẹ tỉnh ngộ, thực sự hối hận nhưng đã muộn màng. Tại tòa, Mỳ tỏ ra yếu ớt chối tội nhưng đó không phải là bản chất cứng đầu của Mỳ mà là tâm lý quá hoảng sợ.
Luật sư Lê Thành Kính, Đoàn luật sư TP.HCM, nhận xét: Tội phạm bột phát có những diễn biến và trạng thái tâm lý riêng, khác hẳn với nhóm tội phạm có tổ chức. Vì thế, khi áp dụng các biện pháp trừng phạt thì nên tìm hiểu kỹ gốc tích vấn đề để cho họ một con đường mở. Luật sư Kính kể có lần ông bào chữa cho thân chủ là một sinh viên trường luật vừa trúng tuyển vào ngành kiểm sát, phạm tội giết người. Bị cáo này ở nhờ nhà bác ruột và trong một lần cãi vã đã cầm dao đâm chết con của bác. Hành vi ấy của bị cáo là không thể tha thứ nhưng ít ai biết được nguyên nhân sâu xa của việc làm trên là do bị cáo bị ức chế, dồn nén. Những mâu thuẫn giữa bị cáo và gia đình người bác đã tồn tại từ lâu, lần gây án là một lần bột phát.
Khâu điều tra: Chưa quan tâm tâm lý tội phạm
Các chuyên gia hình sự trong khuôn khổ bài viết này đều cho rằng không nên đánh đồng những hành vi tội phạm có tổ chức và những hành vi bột phát tức thời. Bằng trực quan ai cũng hiểu rằng người phạm tội bột phát ít có sẵn bản chất côn đồ, lưu manh trong người.
Về khía cạnh này, thẩm phán Nguyễn Thanh Tùng cho rằng: Ở mỗi khâu của tố tụng, ngoài chuyên môn thì người cán bộ cần có một kiến thức nền về tâm lý học tội phạm. Kiến thức này đủ để họ nắm bắt và cảm nhận được nguyên nhân của từng trường hợp và vụ án cụ thể để đồng cảm với họ để họ không bị rơi vào trạng thái vô cảm.
Nhưng theo luật sư Trương Xuân Tám thì hiện nay vấn đề này dường như chưa được quan tâm đúng mức, nhất là ở giai đoạn điều tra. Luật sư Tám đề xuất là nên có những buổi tập huấn riêng về tâm lý tội phạm cho các cán bộ tố tụng vì hiện nay chưa có.

Tâm sự người xử vụ “mẹ cắt gân con”
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chánh án TAND huyện Phước Long (Bình Phước), kể: Trước phiên tòa, chúng tôi dự trù sẽ phạt Nguyễn Thị Mỳ từ ba đến bốn năm tù nhưng sau khi phân tích toàn bộ các tình tiết thì quyết định phạt hai năm.
Ngay sau phiên xử, tôi đã nán lại gặp trực tiếp Mỳ để khơi cho bằng được một điều mà nhiều người thắc mắc là vì sao lại “ăn thịt” chính con ruột mình, bé Hảo. Tôi rất bất ngờ khi Mỳ nói thật rằng: “Tôi nghĩ con mình mình có quyền trừng trị chứ ai bắt tội được”.
Hóa ra Mỳ đã tự cho mình quyền hành hạ con. Hơn 26 năm hành nghề thẩm phán chuyên xét xử hình sự, tôi luôn tin vào cảm nhận trực quan khi đối diện với các bị cáo để cân nhắc, xem xét từng trường hợp cụ thể có thể vận dụng pháp luật giảm nhẹ cho họ một phần hình phạt. Vì thế, nếu người ta bảo có niềm tin nội tâm thì cũng là dễ hiểu, nhờ đó mà những điều khuất lấp trong con người bị cáo được thể hiện.
Giận chồng, giết con
Ngày 17-3-2009, TAND TP Hà Nội xét xử Vũ Thị Gái (xã Tiền Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về tội giết người. Trước đó, ngày 12-7-2008, anh Tặc dùng tay tát vào mặt vợ là Gái khi thấy vợ mình dám cãi mẹ. Đánh xong, anh Tặc bỏ đi học. Giận chồng lâu nay không quan tâm đến mình nên Gái mua kem và bánh mì cho con gái chưa đầy hai tuổi ăn, rồi vơ con dao đâm thẳng vào ngực con. Sau đó, Gái quay dao tự đâm vào bụng mình một nhát rồi lại đâm liên tiếp sáu nhát vào bụng bé. Gái được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng cháu bé thì đã chết.
Sau buổi thi, dùng kiếm truy sát bạn
Sáng 5-5-2009, sau khi kết thúc thi môn văn, về nhà học sinh Phạm Văn Chinh, lớp 12A1, Trường THPT Đào Duy Từ (Đồng Hới) báo với gia đình em bị bạn cùng phòng thi dọa đánh vì không cho bạn nhìn bài.
Ngay đầu buổi chiều thi môn vật lý và địa lý, ông Nguyễn Văn Phương, cậu ruột của Chinh, đến trường và báo sự việc với cô hiệu phó Nguyễn Thị Liêm.
Sau khi báo xong, ông vừa ra tới cổng trường thì thấy một học sinh đang lao vào đánh tới tấp bằng tay, bằng côn nhị khúc và rút kiếm đuổi chém Chinh. Em Chinh được người nhà cấp tốc đưa đến Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba (Đồng Hới) trong tình trạng hôn mê, đầu bị sưng tấy và mặt mày thâm tím.

Tâm lý hung thủ giết người


Trong nhiều vụ án giết người, cảnh sát thúc thủ không tìm ra manh mối. Tuy nhiên hành vi phạm tội dù bí ẩn đến mấy cũng có quy luật. Cuối thập niên 1990, tổ khoa học hành vi thuộc Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã hệ thống được mô thức hành vi phạm tội để từ đó nâng cao khả năng phá án.
Tội phạm bạo lực có thể chia thành hai loại. Một loại là tội phạm hành động có kịch bản rõ ràng, bố trí kế hoạch thực hiện cụ thể và chi tiết. Hung thủ có đầu óc tỉnh táo, ra tay rất lợi hại. Loại này được mệnh danh là tội phạm bạo lực có tổ chức. Hai là loại tội phạm hành động tùy hứng, nghĩ gì làm đó, không cần chuẩn bị trước. Các nhà chuyên môn gọi chúng là tội phạm bạo lực và vô tổ chức.
Thực tế, ngoài hai loại tội phạm bạo lực nói trên, các chuyên gia tâm lý hình sự còn dùng một tên gọi riêng cho đối tượng thứ ba. Đó là tội phạm hỗn hợp. Điều này cho thấy việc phân loại tội phạm chỉ mang tính tương đối.
Thông thường có 4 giai đoạn trong quá trình phạm tội. Trong giai đoạn đầu, người phá án phải suy nghĩ về những sự việc trước khi hung thủ ra tay hành động. Tiếp theo là giai đoạn chính thức phạm tội. Người phá án phải trả lời câu hỏi vì sao hung thủ chọn đối tượng và hành vi phạm tội này. Ngoài hành vi sát hại, hung thủ có thể lăng nhục, cưỡng dâm hay thực hiện những hành vi nào khác không. Ba là giai đoạn hung thủ xử lý thi thể nạn nhân và bốn là giai đoạn hậu kỳ. Lúc này có hung thủ cao bay xa chạy, có tên vẫn có mặt ở hiện trường, xuất hiện trong tang lễ hoặc nơi huyệt mộ nạn nhân.
Hung thủ phạm tội có ý thức tổ chức
Đối tượng này rất nguy hiểm, thường chọn nạn nhân là người xa lạ, có những đặt trưng phù hợp với ý nghĩ của chúng về tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, kiểu tóc và các hình thức sinh hoạt. Chẳng hạn có hung thủ thường chọn nạn nhân đi một mình hoặc cô gái đi cùng xe với bạn trai. Địa điểm chúng chọn để ra tay thường là bãi đậu xe và dùng mưu kế để khống chế nạn nhân. Loại tội phạm này rất thông minh, đủ khả năng chiêu dụ con mồi theo chúng đến địa điểm thuận lợi. Hung thủ luôn hành động theo kịch bản có sẵn. Nạn nhân lọt vào ổ phục kích của chúng rất tự nhiên, thời gian tiến hành vụ án rất hoàn hảo. Trong quá trình phạm tội, hung thủ dự liệu sẵn các tình huống bất trắc nên khi gặp trở ngại, chúng phản ứng rất nhanh. Năng lực thích ứng và linh hoạt là đặc trưng cơ bản của bọn tội phạm bạo lực có tổ chức. Hơn nữa, chúng còn rút kinh nghiệm để lần sau gây án hoàn hảo hơn.
Do đó khi nghiên cứu những vụ án giết người liên tục và có liên quan nhau, cảnh sát phải nỗ lực nghiên cứu vụ án đầu tiên. Đó là đầu mối để truy tìm hung thủ nhanh chóng nhất. "Cải tiến" kỹ thuật giết người là một thao tác cần thiết của bọn tội phạm có ý thức. Khi bị bắt, hung thủ John Lucy khai nhận đã thực hiện 6 vụ hãm hiếp. Lúc đầu, hắn chỉ tấn công nạn nhân tại các chung cư. Sau đó bản lĩnh hơn, hắn khống chế một phụ nữ ở bãi đậu xe, đưa về nhà nạn nhân và thực hiện hành vi cưỡng dâm. Cuối cùng, hắn mở rộng địa bàn hoạt động đến nhiều bang của Mỹ để gây án.
Càng về sau những vụ án do hắn gây nên càng để lại dấu vết rất ít. Một khi tin tưởng vào bản lĩnh thượng thừa của mình, hắn muốn thách thức cảnh sát bằng cách ra tay với một cô gái ở gần nơi hắn cư trú. Nhờ thế cảnh sát mới tóm được hắn. Về phương diện bạo lực, trình độ của hắn càng lúc càng siêu. Trong ba vụ án đầu, hắn sát hại nạn nhân sau khi cưỡng dâm. Nhưng hai lần sau hắn giết ngay khi vừa bắt cóc. Làm như vậy, hắn có ý định đánh lừa cảnh sát, gieo cho cơ quan điều tra có ý nghĩ có nhiều hung thủ khác nhau gây án.
Tâm điện cảm ứng
Người mắc chứng phân liệt tinh thần thường thu nhận thông tin từ nhiều nguồn, sau đó tự tổng hợp vào một trung tâm. Từ trung tâm này, các thông tin sẽ mang ý nghĩa đặt thù với người bệnh và sai khiến hành động. Vì vậy, hành vi gây án của người phân liệt tinh thần được xếp vào loại tội phạm vô tổ chức.
Trước đây, Mulin từng đọc qua tin tức nói về các vụ động đất ở bang California và những dự báo tổn thất. Từ đó, Mulin nghĩ rằng trong tương lai, hiện tượng này sẽ tái diễn và ý nghĩ đó hằn sâu trong bộ não. Một ý tưởng kỳ quái trỗi dậy trong đầu hắn rằng California sẽ bị một cơn địa chấn khủng khiếp và chìm xuống Thái Bình Dương trừ phi có thật nhiều máu tươi tế lễ trời đất. Đặc biệt sau cú sốc cha chết, Mulin nghĩ rằng người quá cố đã sử dụng tâm điện cảm ứng để ra lệnh cho hắn cướp đi sinh mạng người khác. Đó là nguyên do giết người hàng loạt của tên tội phạm vô tổ chức Mulin.
Chuyên gia tâm lý tội phạm học K. Ressler nhấn mạnh: “Chúng tôi phát hiện trước khi phạm tội, các phần tử tội phạm bạo lực vô ý thức thường có những hành vi chống lại xã hội một cách vô tự chủ. Đó là mô thức tội phạm của Mulin. Có thể nói hắn không hòa nhập vào quỹ đạo vận hành của xã hội Mỹ. Bất kỳ trong lĩnh vực nào hắn cũng bị từ chối”.
Những nạn nhân của tâm điện cảm ứng điên rồ
Những vụ gây án đầu tiên của Mulin khiến cảnh sát phải điên đầu vì trong hàng loạt vụ giết người, họ không tìm thấy mối liên hệ nào cả. Hung thủ sử dụng các loại hung khí gây án, và về phía các nạn nhân, các yếu tố về tuổi tác, giới tính, tình huống bị sát hại cũng khác nhau.
Nạn nhân đầu tiên của Mulin là người đàn ông 55 tuổi bị sát hại sau khi đi nhờ xe của Mulin, vào tháng 2/1972. Trên đường cao tốc, hắn phát hiện người đàn ông này và cố ý lái xe theo cho quá giang. Sau khi dùng gậy hạ sát nạn nhân, hắn chở tử thi ném vào bụi cỏ ven đường. Hôm sau, thi thể nạn nhân bị phát hiện. Hành vi này cho thấy Mulin thuộc dạng tội phạm hỗn hợp giữa vô tổ chức và có tổ chức.
Hai tuần tiếp theo, Mulin lại ra tay trên đường cao tốc, lần này nạn nhân là một cô gái. Còn hung khí là dao chứ không phải là gậy. Do hai cái chết hoàn toàn khác nhau, lúc đầu cảnh sát không thấy có mối liên hệ nào về hung thủ. Sau đó, Mulin tìm đến một giáo đường để xưng tội và giết chết người này. Tháng 1/1973 hắn tiếp tục dùng súng giết một phụ nữ, và con dâu của bà ta. Cảnh sát cho rằng 3 cái chết này do một hung thủ gây nên. Nhưng hoàn toàn không tìm thấy mối liên quan đến cái chết của vị linh mục và hai nạn nhân khác trên đường cao tốc.
Một tháng sau, Mulin đến một khu rừng ven đường có 4 thanh niên đang cắm trại. Hắn tự xưng là chủ nhân của khu vực này và đuổi họ đi để khỏi “làm ô nhiễm môi trường”. Không ngờ đám thanh niên phản ứng lại vì cho rằng đây là nơi cắm trại hợp pháp. Mulin im lặng và rút lui. Một thời gian sau, hắn xuất hiện và sát hại cả 4 người. Các vụ giết người của Mulin chỉ được khám phá khi hắn ra tay ở công viên với một nhà doanh nghiệp. Trên đường chạy xe, hắn quan sát thấy đối tượng nên quay xe nổ súng và bị bắt giữ. Trả lời câu hỏi của chuyên gia Ressler, Mulin thản nhiên bảo: “Tôi phạm tội để cứu hành tinh. Tất cả do mệnh của cha tôi truyền tới bằng tâm điện cảm ứng”.

Bài viết liên quan

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...