V) Thế ngồi
1) Có thể ngồi xếp bằng tròn hay ngồi trên ghế
_xếp bằng tròn : trải một cái mền (chăn) khá dày lên sàn nhà , ngồi xếp bằng tròn trên đó
_ngồi trên ghế, thòng chân xuống, nên dùng loại ghế tương tự như ghế đẩu của nước ta
2) Làm lưng thẳng ra
Đã nói về điều này trong bài :
3) Để hai bàn tay . . .
Có thể để hai bàn tay lên đùi
Có thể để hai bàn tay lên hai đầu gối
Hai cách trên đều được cả, dùng cách nào mà : a) thấy thoải mái b) lưng vẫn thẳng
Có thể bắt ấn với hai bàn tay nếu thích và nếu biết cách bắt ấn.
Ngoài ra, có thể thở nằm _nằm thẳng lưng.
VI) Thí nghiệm : khi thở vào thì bụng phình ra
Ở đây, tôi dùng chữ ‘thở vào’ mà không dùng ‘hít vào’, để nói lên rằng khi tập thở, cũng như khi cơ thể thở tự nhiên, nên tập sao cho thở vào cùng cường độ với thở ra. ( Thường khi ta dùng chữ ‘hít vào’ thì hành động này có cường độ mạnh hơn là ‘thở vào’ )
Thở tự nhiên thì khi thở vào cơ thể tự nhiên phình bụng ra, và khi thở ra thì ngược lại
Thí nghiệm ( khi thở vào thì bụng phình ra ) :
Nằm trên giường, duỗi thẳng chân, không chủ động thở (nghĩa là để cơ thể thở tự nhiên), để một bàn tay lên bụng. Rồi quan sát : ta sẽ thấy, khi thở vào thì bụng nhô lên, khi thở ra thì bụng xẹp xuống
Vậy thì,
tập thở : khi thở vào thì thở đầy bụng; đây là cách thở tự nhiên
VII) Cách thức thở
Ngậm miệng lại, chỉ thở bằng mũi
1) Từ từ thở hết hơi trong ngực và bụng ra. Khi thở ra ta biết rằng ta đang thở ra.
2) Từ từ thở vào đầy bụng. Khi thở vào ta biết rằng ta đang thở vào.
3) Từ từ thở vào đầy ngực. Khi thở vào ta biết rằng ta đang thở vào.
4) Ngừng lại , không thở. Quán tưởng rằng dưỡng khí trong ngực và bụng lan tràn ra thấm vào các tế bào trong cơ thể.
Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 5 phút. Tùy người, có người có thể ngưng hô hấp rất lâu, có người không. Không nên gượng ép thái quá, khi cảm thấy bắt buộc phải thở, thì thở.
5) Trở lại 1)
Thở tối thiểu 6 cái
( một cái thở = 1 lần thở vào + 1 lần thở ra )
VIII) Thở cũng là thiền
Trong Kinh, Phật có dạy tập thở : Khi thở vào ta biết rằng ta đang thở vào, Khi thở ra ta biết rằng ta đang thở ra. Ngài cũng dạy , tập thở có thể đem đến quả báu và nghị lực.
Pháp thở diễn tả ở trên là một cách thở Yoga. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh vào :
_Khi thở vào ta biết rằng ta đang thở vào,
_Khi thở ra ta biết rằng ta đang thở ra.
_Quán tưởng trong khi ngưng hô hấp
Thở cũng là thiền, nếu khi tập thở, ta có được ý thức, quán tưởng như trên.
Không những thế, nếu ta có được ý thức, quán tưởng như trên và không có vọng tưởng khi đang tập, thì sẽ được lợi lạc rất nhiều về sức khỏe.
Sheetkari Prayama
Tư thế ngồi thoải mái, hai chân bắt chéo nhau; đầu, cổ, lưng thẳng nhau, hai tay dặt nhẹ nhàng lên đùi, bàn tay nọ đặt lên bàn tay kia phía trước bụng. Nhắm mắt nhẹ nhàng và tập trung ý nghĩ vào hơi thở.
Khi hít vào bụng giãn ra và co lại khi thở ra. Lưỡi cong lên để đầu lưỡi chạm nhẹ nhàng phía trong lợi của hàm trên; ngậm miệng lại để hai hàm răng chạm nhau.
Tiếp đó hít vào từ từ và thầm đếm từ 1-4; bụng nở ra. Mím môi lại, đầu cúi xuống phía trước sao cho cằm chạm vào phần trên của ngực.
Nín thở trong thời gian thầm đếm từ 1 tới 16. Tới đây từ từ ngẩng cổ lên đưa đầu trở lại vị trí ban đầu, thở ra qua hai lỗ mũi trong thời gian đếm từ 1 đến 8; bụng xẹp xuống. Làm như vậy khoảng 15-20 lần.
Sheettali Prayama
Tư thế ngồi như trên. Nhắm mắt nhẹ nhàng và tập trung ý nghĩ vào hơi thở. Khi hít vào bụng giãn ra và co lại khi thở ra. Lưỡi thè ra và cuộn sang hai bên như thể tạo ra một đường ống thông khí.
Tiếp đó hít vào từ từ (thầm đếm từ 1-4) trong khi lưỡi tiếp tục hoạt động , bụng căng lên. Ngậm miệng lại, cúi đầu xuống phía trước sao cho cằm chạm vào ngực. Giữ hơi thở (đếm từ 1 đến số 16).
Tiếp đó ngẩng cổ lên đưa đầu trở về vị trí cũ, thở ra đếm tới số 8, bụng co lại. Thở như vậy khỏang 15-20 lần.
Kag Prayama
Tư thế ngồi như trên. Nhắm mắt nhẹ nhàng và tập trung ý nghĩ vào hơi thở. Khi hít vào bụng giãn ra và co lại khi thở ra. Miệng chúm lại như thể khi huýt sáo, lưỡi ép xuống hàm dưới. Giữ nguyên tư thế này và hít vào (thầm đếm từ 1 tới 4 ).
Ngậm miệng lại, cúi đầu xuống phía trước sao cho cằm chạm vào ngực. Nín thở (đếm từ 1 đến 16).
Tiếp đó, chậm chãi ngẩng đầu lên trở về vị trí thẳng như cũ, thở ra, thầm đếm từ 1 tới 8, bụng xẹp trở lại. Thở như vậy ít nhất 15-20 làn.
Chandra Bhedi Prayama
Tư thế ngồi như trong các cách thở trên , khi hít vào bụng phồng lên và khi thở ra bụng xẹp xuống.
Tay trái giữ nguyên trước bụng hoặc đặt lên đùi sát đầu gối, tay phải giơ lên (để ba ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón cái chụm đầu nhau, ngón trỏ và ngón út duỗi thẳng).
Dùng ngón cái ép chặt vào lỗ mũi phải và thở ra mạnh hết một hơi qua lỗ mũi trái, đây là nhịp thở dạo đầu. Tiếp đó hít vào qua lỗ mũi trái (đếm thầm từ 1-4); dùng cả ba ngón cái, giữa và ngón đeo nhẫn bịt cả hai lỗ mũi lại ; cúi đầu xuống phía trước sao cho cằm chạm vào ngực, nín thở trong khoảng thời gian thầm đếm từ 1 đến 16.
Sau đó từ từ ngẩng đầu trở về vị trí ban đầu; dùng ngón cái ép lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải, kết thúc một chu kỳ thở Chandra Bhedi Prayama. Bắt đầu chu kỳ hai lại ép lỗ mũi phải và hít vào qua lỗ mũi trái lại từ đầu. Thở khoảng từ 15 đến 20 lần như vậy.
Theo các chuyên gia Yoga, những người mới luyện thở trong 2-3 tháng đầu nên rút ngắn các giai đoạn trong một chu kỳ thở theo tỷ lệ (1-4-2), nghĩa là hít vào một nhịp, nín thở 4 nhịp và thở ra 2 nhịp. Trong những ngày đầu luyện tập nên bỏ qua giai đoạn nín hơi, hít vào thở ra theo tỷ lệ thời gian (1-2).
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo những người mắc bệnh tim hoặc hen suyễn không nên thực hành giai đoạn nín thở./.
Tư thế ngồi thoải mái, hai chân bắt chéo nhau; đầu, cổ, lưng thẳng nhau, hai tay dặt nhẹ nhàng lên đùi, bàn tay nọ đặt lên bàn tay kia phía trước bụng. Nhắm mắt nhẹ nhàng và tập trung ý nghĩ vào hơi thở.
Khi hít vào bụng giãn ra và co lại khi thở ra. Lưỡi cong lên để đầu lưỡi chạm nhẹ nhàng phía trong lợi của hàm trên; ngậm miệng lại để hai hàm răng chạm nhau.
Tiếp đó hít vào từ từ và thầm đếm từ 1-4; bụng nở ra. Mím môi lại, đầu cúi xuống phía trước sao cho cằm chạm vào phần trên của ngực.
Nín thở trong thời gian thầm đếm từ 1 tới 16. Tới đây từ từ ngẩng cổ lên đưa đầu trở lại vị trí ban đầu, thở ra qua hai lỗ mũi trong thời gian đếm từ 1 đến 8; bụng xẹp xuống. Làm như vậy khoảng 15-20 lần.
Sheettali Prayama
Tư thế ngồi như trên. Nhắm mắt nhẹ nhàng và tập trung ý nghĩ vào hơi thở. Khi hít vào bụng giãn ra và co lại khi thở ra. Lưỡi thè ra và cuộn sang hai bên như thể tạo ra một đường ống thông khí.
Tiếp đó hít vào từ từ (thầm đếm từ 1-4) trong khi lưỡi tiếp tục hoạt động , bụng căng lên. Ngậm miệng lại, cúi đầu xuống phía trước sao cho cằm chạm vào ngực. Giữ hơi thở (đếm từ 1 đến số 16).
Tiếp đó ngẩng cổ lên đưa đầu trở về vị trí cũ, thở ra đếm tới số 8, bụng co lại. Thở như vậy khỏang 15-20 lần.
Kag Prayama
Tư thế ngồi như trên. Nhắm mắt nhẹ nhàng và tập trung ý nghĩ vào hơi thở. Khi hít vào bụng giãn ra và co lại khi thở ra. Miệng chúm lại như thể khi huýt sáo, lưỡi ép xuống hàm dưới. Giữ nguyên tư thế này và hít vào (thầm đếm từ 1 tới 4 ).
Ngậm miệng lại, cúi đầu xuống phía trước sao cho cằm chạm vào ngực. Nín thở (đếm từ 1 đến 16).
Tiếp đó, chậm chãi ngẩng đầu lên trở về vị trí thẳng như cũ, thở ra, thầm đếm từ 1 tới 8, bụng xẹp trở lại. Thở như vậy ít nhất 15-20 làn.
Chandra Bhedi Prayama
Tư thế ngồi như trong các cách thở trên , khi hít vào bụng phồng lên và khi thở ra bụng xẹp xuống.
Tay trái giữ nguyên trước bụng hoặc đặt lên đùi sát đầu gối, tay phải giơ lên (để ba ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón cái chụm đầu nhau, ngón trỏ và ngón út duỗi thẳng).
Dùng ngón cái ép chặt vào lỗ mũi phải và thở ra mạnh hết một hơi qua lỗ mũi trái, đây là nhịp thở dạo đầu. Tiếp đó hít vào qua lỗ mũi trái (đếm thầm từ 1-4); dùng cả ba ngón cái, giữa và ngón đeo nhẫn bịt cả hai lỗ mũi lại ; cúi đầu xuống phía trước sao cho cằm chạm vào ngực, nín thở trong khoảng thời gian thầm đếm từ 1 đến 16.
Sau đó từ từ ngẩng đầu trở về vị trí ban đầu; dùng ngón cái ép lỗ mũi trái và thở ra qua lỗ mũi phải, kết thúc một chu kỳ thở Chandra Bhedi Prayama. Bắt đầu chu kỳ hai lại ép lỗ mũi phải và hít vào qua lỗ mũi trái lại từ đầu. Thở khoảng từ 15 đến 20 lần như vậy.
Theo các chuyên gia Yoga, những người mới luyện thở trong 2-3 tháng đầu nên rút ngắn các giai đoạn trong một chu kỳ thở theo tỷ lệ (1-4-2), nghĩa là hít vào một nhịp, nín thở 4 nhịp và thở ra 2 nhịp. Trong những ngày đầu luyện tập nên bỏ qua giai đoạn nín hơi, hít vào thở ra theo tỷ lệ thời gian (1-2).
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo những người mắc bệnh tim hoặc hen suyễn không nên thực hành giai đoạn nín thở./.
Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.
Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''.
Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.
Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất.
Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.
Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.
Theo TVTD
GIẢM STRESS BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỞ YOGA.
Cơ thể của bạn có khả năng chịu đựng vô số những ảnh hưởng của đời sống, kèm theo đó bao gồm cả những tình huống khắc nghiệt của không khí như độ ẩm, nhiệt độ, và độ cao v.v...Cơ thể con người được cấu tạo hàng triệu tế bào, được tổ chức lại thành các cơ quan và hệ thống phức hợp, phối hợp với nhau để tạo nên môi trường sống ổn định ở bên trong cho các tế bào, mặc cho những gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài.
Suốt cuộc đời, cơ thể bạn không ngừng đối phó với các sự kiện và vô số các hoạt động. Dù là bạn đang ngủ, đang tập thể dục hay thậm chí là bạn đang ở trong tư thế trồng cây chuối đi chăng nữa, thì cơ thể vẫn sẽ khiến cho nhịp tim, huyết áp và hơi thở của bạn phải thích nghi với tình trạng này nhằm duy trì sự ổn định sống còn ở bên trong nó.
Bất kỳ nhân tố nào có nguy cơ lấn át hay làm mất ổn định sự thăng bằng này đều được xem là tác nhân gây căng thẳng, và ảnh hưởng của nó lên cơ thể được biết đến như là chứng stress. Các tác nhân gây căng thẳng tác động lên cơ thể bằng nhiều cách. Tác nhân gây căng thẳng về thể lực bao gồm khí hậu và độ cao, chấn thương cơ thể, việc tập luyện thể thao quá mức và sự thiếu ngủ. Các tác nhân gây căng thẳng về tâm lý như nỗi sợ hãi, buồn phiền, lo âu... đều kích hoạt phản ứng căng thẳng.
TÁC NHÂN GÂY CĂNG THẲNG TÍCH CỰC
Không phải tất cả các tác nhân gây căng thẳng đều có hại cho cơ thể. Chúng ta vẫn cần có một lượng chất kích thích nhất định nào đó để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và năng động. Những đứa trẻ sống thiếu sự đùa giỡn với bạn bè, ít hay không được yêu thương, thường lớn lên với các vấn đề về thể lực, hành vi và tâm lý. Các tác nhân gây căng thẳng có khả năng kích thích, thiếu điều kiện này, cơ thể của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, trầm uất.
Trên thực tế, một lượng thích hợp các tác nhân gây căng thẳng có thể giúp thúc đẩy tốt hơn khả năng hoạt động của chúng ta. Phần lớn các nghệ sĩ thành danh đều nhìn nhận cái lợi của "ánh đèn sân khấu" khi nó tác động chừng mực đến họ. Còn các vận động viên thể thao biết rõ tầm quan trọng của "sự gia tăng adrenaline" giúp họ tranh đua với phong độ tốt nhất.
Các sự kiện hay các hoạt động gây phấn chấn cũng có thể dẫn đến các phản ứng gây căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy việc sắp kết hôn hay chuẩn bị đi nghĩ hè cũng có thể gây nên sự căng thẳng như việc bạn bị mất chỗ làm hay sắp dọn nhà.
Tối ưu hơn cả là để có được một sức khoẻ hoàn hảo, bạn cần trải nghiệm qua một lượng thích hợp các tác nhân gây căng thẳng tích cực. Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết cách đối phó với tình trạng quá tải của tác nhân gây căng thẳng hoặc với việc bạn dễ bị tổn thương bởi các tác nhân gây căng thẳng tiêu cực.
STRESS CẤP TÍNH VÀ MÃN TÍNH
Stress có thể trở nên cấp tính hoặc mãn tính. Cơ thể của chúng ta được cấu tạo để có khả năng đối đầu với những tình huống đặc biệt căng thẳng nào đó bằng cách kích hoạt phản xạ FFF [fright, fight, flight]- hoảng sợ, kháng cự lại, hoặc cao chạy xa bay. FFF là một phản xạ đối phó đa hệ thống do hệ thần kinh GIAO CẢM sản sinh ra. Nó đưa cơ thể vào tư thế chuẩn bị khi cần có thể kháng cự lại hoặc chạy trốn khi gặp nguy hiểm.
Bạn sẽ thở sâu và thở nhanh hơn, nhịp tim tăng nhanh, đồng thời tim cũng đập mạnh hơn. Máu nhanh chóng được tái luân chuyển tới não và cơ bắp, và toàn bộ cơ thể được đặt vào tình trạng báo động khi hóoc môn adrenaline tiết ra ào ạt từ tuyến thượng thận sau đó đi vào máu.
Sự sản sinh adrenaline cũng tác động tới việc tiết ra nhiều loại hóoc môn khác cùng phối hợp với ảnh hưởng đa hệ. Khi tình trạng khẩn cấp qua đi, phản xạ FFF biến mất. Tình trạng thăng bằng bình thường sẽ được thiết lập nhanh chóng và mọi cảm giác về phản ứng hay sự mệt mỏi cũng sẽ tiêu tan. Thường xuyên ở trong hoàn cảnh bị căng thẳng đe doạ sẽ dễ dẫn đến tình trạng mãn tính- một phần của phản xạ FFF sẽ lưu giữ lại và luôn ở trong trạng thái được kích hoạt. Trong tình trang này, nồng độ adrenaline trong máu sẽ cao hơn bình thường và bản thân người đó luôn bị căng thẳng, dần dần sẽ mất khả năng ứng phó và cảm thấy kiệt sức nhiều hơn.
CÁC TÁC NHÂN GÂY CĂNG THẲNG TIÊU CỰC
Các tác nhân gây căng thẳng sẽ tác động tới cơ thể, tinh thần, cảm xúc và tâm linh của bạn. Cơ thể bạn sẽ bị đặt dưới áp lực khi bạn sống trong một môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ và độ ẩm thất thường, hay ở trên độ cao quá lớn. Rất may là phần lớn chúng ta không gặp phải vấn đề này. Phần lớn chúng ta thường xuyên va chạm với những tác nhân gây căng thẳng về thể lực, như hít thở không khí bị ô nhiễm của đô thị và các độc tố trong môi trường sống. Các điều kiện làm việc bất lợi như: chỗ ngồi được thiết kế không thích hợp, làm việc ca đêm, cũng như tình trạng giao thông không đáng tin cậy.
Stress về trí não là tình trạng còn tồi tệ hơn nữa. Ngày nay, hệ thống công nghệ thông tin cao hơn bao giờ hết, đã góp phần thúc đẩy nhanh nhịp sống của loài người. Thời gian rảnh rỗi - "thời gian dành cho bản thân"- gần như không còn nữa, và khi "giờ nghĩ giải lao" đã thực sự thay thế nó thì bạn không còn có khả năng tách khỏi công việc và thư giãn cho đúng nghĩa nữa.
Ở đây tôi cũng muốn bày tỏ và cũng như chia sẻ cùng các bạn về vấn đề GIỜ NGHĨ GIẢI LAO. Thông thường trong 8 giờ làm việc, ngoài việc ăn cơm trưa và nghĩ ngơi, chúng ta còn có một khoảng trống nhỏ nghĩ giải lao khoảng 5 hoặc 10 phút. Đây là những giây phút rất quý báo để ta tái tạo lại nguồn năng lượng trong quá trình làm việc mà ta bị tiêu hao. Thông thường trong những giây phút này người ta chưa biết sử dụng như thế nào cho có hiệu quả, mà thường hay ngồi bàn những chuyện không đâu hay hoặc cố gắng làm thêm. Nếu bạn chỉ dành thời gian này cho việc chú tâm vào vùng bụng dưới [tập một phương pháp THIỀN] trong khoảng thời gian nghĩ giải lao... thì thật là tuyệt vời. Bạn sẽ làm cho năng lượng của bạn mạnh lên và chắc chắn là những công việc kế tiếp của bạn sẽ có hiệu quả hơn [ý của MAI VĂN NHƯ]
Stress mãn tính dần dần có thể dẫn đến việc hình thành trạng thái chán nản, u uất. Với tình trạng như hiện nay, thật dễ dàng khiến người ta có cảm giác bị cuốn vào guồng máy nặng nhọc của hàng khối công việc mà chẳng có cách gì thoát khỏi để xã hơi đôi chút. Thường xuyên ở trong tình trạng như vậy sẽ dễ dẫn đến các bệnh về tâm lý như lo âu, trầm cảm. Tác động của nồng độ cao các hóoc môn gây Stress như adrenaline, cortisol, phá vỡ các chức năng sinh lý bình thường, khiến cơ thể bị suy yếu, dễ dàng bị nhiễm bệnh. Chứng cao huyết áp, nhiễm trùng, dị ứng và các vấn đề về tiêu hoá chỉ là một trong vô số các chứng bệnh mà tình trạng stress thái quá sẽ khiến chúng trở nên thêm trầm trọng.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỨC ĐỘ STRESS
Dĩ nhiên là lối sống hiện đại đã góp phần tạo nên chứng stress mãn tính. Phần lớn mọi người đều đi làm hay tự làm việc cho mình. Các nhân viên làm thuê là đối tượng được theo dõi chặt chẽ trong công việc với các kỳ hạn và mục tiêu kinh doanh nhất định. Họ chỉ được nhận thêm lương và tiền thưởng với điều kiện là họ phải bỏ thêm thời gian để làm việc. Đối với những người làm công việc quản lý, lảnh thêm trách nhiệm có nghĩa là tăng thêm áp lực cho bản thân.
Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, họ làm việc đa hệ...họ xoay vần giữa sự nghiệp, công việc nhà và trách nhiệm gia đình. Điều này đòi hỏi một khả năng gần như siêu phàm để lên kế hoạch, xác định mục tiêu ưu tiên và thực hiện hàng loạt nhiệm vụ, phần lớn là vài nhiệm vụ cùng một lúc. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi phụ nữ trong những năm tháng phải nuôi dưỡng con cái, luôn ở trong tình trạng mệt mỏi và luôn cáu gắt! Tôi rất tôn vinh những người phụ nữ. Thấu hiểu những nỗi cực khổ của vợ, là cánh đàn ông tôi khuyên các bạn hãy chia sẻ với bà xã trong công việc nội trợ nhé, làm được như vậy cũng là một yếu tố tạo thêm sự hạnh phúc của gia đình đấy. Đừng có đi làm về rồi phó mặc mọi công việc cho bà xã, ngồi bật ngửa trên ghế đọc báo hay xem tivi. Đừng như câu ông bà thời xưa thường nói "heo kêu, con khóc...chồng ngồi vuốt râu" làm như vậy là coi hỏng có được đâu..
Cuộc sống có thể đem lại cho bạn những tình huống gây stress khó chịu đựng nổi. Những sự kiện như mất mát người thân, ly dị, chuyển nhà, sinh em bé, thay đổi chỗ làm, tất cả đều gây cho bạn những căng thẳng đáng kể. Chỉ cần hai sự kiện trong số đó xảy ra cùng trong một khoảng thời gian ngắn là đủ để bạn bị mắc chứng stress thái quá rồi.
Nhiều người trong chúng ta có lối sống rất thụ động. Đôi khi đó là do sự chọn lựa của bạn , nhưng thường là do bạn không có thời gian để tập thể dục hay thể thao. Cơ thể của chúng ta được tạo nên là phải hoạt động: thiếu rèn luyện thể lực, cơ thể sẽ trở nên cứng nhắc và yếu đuối. Tuy nhiên tập luyện quá sức cũng gây căng thẳng như khi bạn không tập luyện. Say mê tập luyện thường xuyên và buộc cơ thể phải nổ lực hết mình là cách mà một vài người lựa chọn để đối phó với stress. Điều này đôi khi cũng có liên quan tới việc ham muốn được trở nên giống các người mẫu nổi tiếng, nhưng nó lại đưa đến sự bất mãn trong nội tâm của bạn khi ước muốn không thành. Và không may là hiệu quả tổng thể của nó chỉ làm tăng mức độ stress, chứ không hề giảm bớt đi.
Bạn cũng có thể làm gia tăng mức độ stress khi đứng và ngồi lâu trong tư thế sai lệch. Ngồi lâu ở bàn làm việc hay lái xe trên những đoạn đường dài đều không mang lại lợi ích gì cho bạn, kể cả việc mang vác nặng khi đứng và đi bộ như các túi xách đi chợ , cặp vở hay bế em bé, đặc biệt là khi phải cùng một lúc mang tất cả những thứ này. Một gánh nặng về thể lực như vậy sẽ gây căng thẳng và đau nhức ở vùng cổ, vai và phía dưới lưng.
Trạng thái thể lực và tình cảm của bạn ảnh hưởng khá rõ tới mức độ stress. Trước khi đi thi, hay đi phỏng vấn, bạn thường tạo áp lực cho bản thân để hoàn thành tốt công việc tới mức bị stress thái quá. Bệnh tật, đặc biệt là các bệnh gây đau đớn, khó chịu kinh niên, làm tăng mức độ căng thẳng của người bệnh. Viêm khớp, đau nhức cơ, hội chứng kích thích ruột, và các chứng bệnh tương tự gây trở ngại cho bạn trong công việc, lại làm càng tăng thêm áp lực.
Các phương tiện thông tin toàn cầu ngày nay đem tới cho mọi người thông tin về những thảm hoạ do con người và thiên nhiên gây ra với tốc độ chóng mặt, ngay cả khi chúng xảy ra ở cách xa bạn hàng ngàn cây số. Hình ảnh và những cuộc phỏng vấn gây thương tâm, thực sự là những tác nhân gây căng thẳng nặng nề, đặc biệt là khi bạn cảm thấy bất lực trước những tình cảnh như vậy.
PHỤC HỒI SỰ THĂNG BẰNG
Khi bị tấn công dồn dập bởi vô số những tác nhân gây căng thẳng, bạn cần phải xem xét lại lối sống của mình và quyết định thay đổi cho phù hợp hơn. Tuy nhiên, trước khi thay đổi lối sống, bạn nên nhận biết cảm nhận thực sự của chính mình. Stress có thể nguỵ trang cho thông điệp đang được gửi tới não bằng hàng ngàn các đầu dây thần kinh giao cảm có mặt trên khắp cơ thể bạn. Kết quả là bạn sẽ mất liên lạc ngay với chính bản thân mình. Hậu quả cuối cùng là bạn sẽ không nhận ra cảm giác mệt mỏi cho tới khi nó chuyển sang tình trạng kiệt sức, hay không biết cơ bắp căng thẳng cho tới khi nó trở nên không thể chịu đựng được.
Khi tới đỉnh điểm này, bạn cần phải biết cách hãm tốc độ, tìm lại sự kết nối với nhịp sống bình thường của cơ thể, tinh thần và tâm linh. Nhờ biết cách quan sát cơ thể một cách khách quan, bạn sẽ thật sự có ý thức về cảm nhận của cơ thể và hiểu biết hơn về các biểu hiện của stress
Khi bạn đã có thể thật sự kết nối với bản thân, các triệu chứng của stress sẽ giảm đi. Những cơn sợ hãi và những biểu hiện khác của stress lui dần, và bạn sẽ cảm thấy là chúng không còn chế ngự bạn được nữa.
YOGA CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO BẠN?
Yoga là một môn khoa học tâm linh có từ ngàn xưa, tái kết nối bạn với cái tôi thật sự của mình. Nó tiếp tục duy trì trong bạn nhận thức nhạy bén về những sự vật đang diễn ra quanh mình, và cuối cùng là những ước muốn của bạn trong cuộc sống. Yoga tác động tới mọi khía cạnh của một cá thể- phần thể xác, tinh thần và tâm linh cùng một lúc. Các bài tập co giãn thân người nhẹ nhàn và dễ chịu cùng với các tư thế Yoga truyền thống [asana] giúp xoa dịu sự căng thẳng trong cơ bắp, làm cho các khớp xương trở nên linh hoạt, đồng thời cũng duy trì thể lực cho toàn bộ cơ thể. Tiếp theo, kỷ thuật thư giãn giúp cơ thể giải toả căng thẳng và tái tạo lại năng lượng.
Trong Yoga, luyện thở là một phần không thể tách rời của việc thực hành- hơi thở chính là sự kết nối giữa ý thức và cơ thể. Các kiểu thở đơn giản đem lại sự yên tĩnh trong trí não và "dạy" cho các bộ phận "tư duy" của ý thức biết thư giãn và nghỉ ngơi. Các bài tập thở này đưa bạn dần tới việc thực hành thiền sơ cập, khiến cho sự tĩnh lặng nội tâm ở bạn càng sâu lắng hơn. Cảm giác tĩnh lặng và thăng bằng này rồi sẽ theo bạn đi vào cuộc sống đời thường, giúp bạn kiểm soát và đối phó hiệu quả hơn với những tình huống gây căng thẳng.
Không giống như các lãnh vực khác của cuộc sống, ở Yoga không có sự tranh đua, mà bạn phải tự tập luyện trong phạm vi khả năng của mình. Việc thực hành Yoga thường xuyên sẽ phát triển sự tự tin, và từ đó dẫn tới sự trưởng thành của bản thân. Nhiều loại hình thư giãn nhằm giải toả stress như môn phản xạ học hay massage, mặc dù là rất có giá trị... nhưng chúng đòi hỏi phải có người thứ hai cùng thao tác. Trong khi với Yoga, bạn phải tự chịu trách nhiệm về bản thân và việc tập luyện của mình.
Khi đã trở nên quen thuộc với việc thực hành Yoga, bạn sẽ thấy là mình đang sống cùng Yoga trong cuộc sống thường ngày. Toàn bộ thái độ của bạn đối với cuộc sống cũng thay đổi theo; bạn sẽ thấy mình không còn dễ bực dọc với các thói quen, hoặc là các hành động của đồng nghiệp hay là những người thân trong gia đình nữa. Bạn sẽ vẫn giữ được bình tĩnh khi sự việc không tiến triển như bạn mong muốn, bạn có khả năng đối phó tốt hơn với nhiều vấn đề trong đời sống để tìm được giải pháp thoả đáng. Đây là điều kỳ diệu trong Yoga mà không phải bất cứ phương pháp tập luyện nào cũng có được, và cũng cần phải nói rõ thêm: Nếu muốn giảm stress, để được sống cùng Yoga trong cuộc sống đời thường, dĩ nhiên là bạn phải biết tập THỞ và TẬP THIỀN. Nếu như các bạn chỉ tập các động tác [asana] thì " KHÔNG BAO GIỜ GIẢM ĐƯỢC STRESS", mà càng ngày càng bị stress nặng hơn, đây là một sự thật không thể biện luận gì thêm.
CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN BỊ STRESS THÁI QUÁ
Tình trạng stress mãn tính thái quá được biểu hiện bởi vô số các triệu chứng sau:
- Căng thẳng cơ bắp vùng cổ và vai, hoặc rất đau đớn.
- Căng thẳng cơ bắp ở da đầu và hàm, khiến bạn nhức đầu và đau nhức mặt. Đau nhức nữa đầu, nghiến răng ban đêm, cắn móng tay, bồn chồn... đều là các dấu hiệu stress thái quá.
- Tim đập nhanh, hơi thở nông, ngắn và đổ mồ hôi.
- Tiêu hoá có vấn đề như ợ chua, hội chứng kích thích ruột [IBS] hay rối loạn tiêu hoá.
- Bạn cảm thấy phải làm việc quá sức, luôn bị áp lực. Bạn mệt mỏi, trầm cảm, luôn lo lắng và tinh thần luôn bị kích động, khó được tĩnh tâm.
- Chứng mất ngủ khiến tình trạng thể lực của bạn thêm tồi tệ, đồng thời việc bạn không có khả năng thoát ra khỏi tình trạng stress, sẽ càng làm cho bệnh mất ngủ càng thêm trầm trọng
- Xuất hiện những cơn sợ hãi, càng thúc đẩy việc sản sinh adrenaline. Bạn có thể sẽ chán ăn và việc bạn sử dụng nhiều các chất cồn như bia, rượu có thể sẽ dẫn đến tình trạng nghiện ngập.
- Hút thuốc lá được nhiều người xem là giải pháp thoát khỏi sự căng thẳng, nhưng thật ra càng làm cho tình hình thêm tồi tệ do độc tố ngấm vào cơ thể, huỷ hoại phổi và mạch máu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét